Hệ thống T3H Hà Nội

Điểm đến của học viên Công nghệ thông tin.

Học Thiết kế đồ họa

Ai cũng có thể học được.

Lập trình PHP

Ưu đãi sinh viên với mức học phí thấp nhất.

Học lập trình di động Android

Ngành hot nhất lập trình hiện nay.

Cơ hội nhận học bổng cho các học viên xuất sắc tại T3H

Sau khi hoàn thành xong khóa học Học viên sẽ được cấp chứng chỉ của ĐHKHTN ĐH Quốc Gia TP HCM.

14/5/15

Tài liệu kiểm thử phần mềm ISTQB bản chuẩn

Như chúng ta đã biết thì kiểm thử phần mềm (KTPM) là khâu quan trọng và xuyên suốt trong toàn bộ chu kỳ phát triển một phần mềm. Do đó vai trò của chuyên gia KTPM ngày càng được nhấn mạnh và không thể thiếu trong bất kỳ dự án nào. 

Tài liệu về kiểm thử phần mềm bản tiếng Việt ở Việt Nam chưa có nhiều và chưa được chuẩn hóa. Tài liệu tiếng Anh sẽ chuẩn hơn, mình xin giới thiệu một cuốn sách được chính các chuyên viên kiểm thử phần mềm dùng trong suốt sự nghiệp kiểm thử của mình là ISTQB Foundation.

Sách này giúp bạn có kiế thức tổng quan về testing từ test type, test technique mà 1 Tester phải sử dụng để test 1 version, cho đến chuyện các bạn phải báo cáo như thế nào.

Link download tại đây: Foundation Level Syllabus

5/5/15

Mô tả bài toán kiểm thử qua biểu đồ Venn

Kiểm thử chủ yếu liên quan tới hành vi của chương trình nơi mà hành vi phản ánh quan điểm về cấu trúc phổ dụng đối với các nhà phát triển hệ thống hoặc phần mềm. Sự khác biệt là quan điểm cấu trúc tập trung vào “là cái gì”, còn quan điểm hành vi lại tập trung vào “làm gì”. Một trong những nguyên nhân gây khó cho người kiểm thử là các tài liệu cơ sở thường được viết bởi và viết cho người phát triển và vì thế chúng thiên về thông tin cấu trúc và coi nhẹ thông tin về hành vi của chương trình cần kiểm thử. Trong mục này, chúng ta phát triển một biểu đồ Venn đơn giản nhằm làm sáng tỏ vài điều về kiểm thử. Chi tiết về biểu đồ Venn sẽ được trình bày trong phần sau.
Xét một vũ trụ của hành vi chương trình cần kiểm thử, lưu ý rằng chúng ta đang quan tâm đến bản chất của việc kiểm thử là xác định tập các ca kiểm thử hữ ích. Cho trước một chương trình cùng đặc tả của nó. Gọi S là tập các hành vi được đặc tả và P là tập các hành vi của chương trình. 
.
 Trong tất cả các hành vi có thể của chương trình, những hành vi được đặc tả nằm trong vòng tròn với nhãn S , còn những hành vi được lập trình là ở trong vòng tròn với nhãn P . Từ biểu đồ này, ta thấy rõ các bài toán mà người kiểm thử cần đối mặt là gì. Nếu có hành vi được đặc tả nhưng không được lập trình thì theo thuật ngữ trước đây, đấy là những sai về bỏ quên.
Tương tự, nếu có những hành vi được lập trình nhưng không được đặc tả, thì điều đó tương ứng với những sai về nhiệm vụ, và tương ứng với những lỗi xuất hiện sau khi đặc tả đã hoàn thành. Tương giao giữa S và P là phần đúng đắn, gồm có các hành vi vừa được đặc tả vừa được cài đặt. Chú ý rằng
tính đúng đắn chỉ có nghĩa đối với đặc tả và cài đặt và là khái niệm mang tính tương đối.
Vòng tròn mới (vòng tròn T ) trong hình 1.4 là cho các ca kiểm thử. Lưu ý rằng tập các hành vi của chương trình nằm trọn trong vũ trụ chuyên đề mà ta đang xét. Vì một ca kiểm thử cũng xác định một hành vi (xin các nhà toán học sẽ bỏ qua cho việc dùng thuật ngữ quá tải này). Xét mối quan hệ giữa S; P và T . Có thể có các hành vi được đặc tả mà không được kiểm thử (các miền 2 và 5), các hành vi được đặc tả và được kiểm thử (các miền 1 và 4), và các ca kiểm thử tương ứng với các hành vi không được đặc tả (các
miền 3 và 7).
Tương tự, có thể có các hành vi được lập trình mà không được kiểm thử (các miền 2 và 6), các hành vi được lập trình và được kiểm thử (các miền 1 và 3), và các ca kiểm thử tương ứng với các hành vi không được lập trình (các miền 4 và 7). Việc xem xét tất cả các miền này là hết sức quan trọng.
Nếu có các hành vi được đặc tả mà không có các ca kiểm thử tương ứng, việc kiểm thử là chưa đầy đủ. Nếu có các ca kiểm thử tương ứng với các hành vi không được đặc tả, có thể có hai khả năng: hoặc đặc tả còn thiếu hoặc ca kiểm thử không đảm bảo. Theo kinh nghiệm, một người kiểm thử giỏi sẽ thường cho các ca kiểm thử thuộc loại đầu, và đấy chính là lý do người kiểm thử cần tham gia vào giai đoạn khảo sát đặc tả và thiết kế ( Xem Chương sau). Ta có thể thấy việc kiểm thử như là công việc của một nghệ nhân: người
kiểm thử có thể làm gì để làm cho miền tương giao (phần giao) của các tập (miền 1) là lớn nhất có thể? Làm thế nào để xác định các ca kiểm thử trong tập T ? Câu trả lời là các ca kiểm thử cần được xác định bởi một phương pháp kiểm thử phù hợp. Chính khuôn khổ này cho phép ta so sánh tính hiệu quả của các phương pháp kiểm thử khác nhau.