sai, thất bại và sự cố. Có hai mục đích chính của một phép thử: tìm thất bại
hoặc chứng tỏ việc tiến hành của phần mềm là đúng đắn.
Vai trò của kiểm thử phần mềm: Kiểm thử phần mềm đóng vai trò
quan trọng trong việc đánh giá và thu được chất lượng cao của sản phẩm
phần mềm trong quá trình phát triển. Thông qua chu trình “ kiểm thử - tìm
lỗi - sửa lỗi”, ta hy vọng chất lượng của sản phẩm phần mềm sẽ được cải
tiến. Mặt khác, thông qua việc tiến hành kiểm thử mức hệ thống trước khi
cho lưu hành sản phẩm, ta biết được sản phẩm của ta tốt ở mức nào. Vì
thế, nhiều tác giả đã mô tả việc kiểm thử phần mềm là một quy trình kiểm
chứng để đánh giá và tăng cường chất lượng của sản phẩm phần mềm. Quy
trình này gồm hai công việc chính là phân tích tĩnh và phân tích động.
• Phân tích tĩnh: Việc phân tích tĩnh được tiến hành dựa trên việc khảo
sát các tài liệu được xây dựng trong quá trình phát triển sản phẩm như
tài liệu đặc tả nhu cầu người dùng, mô hình phần mềm, hồ sơ thiết
kế và mã nguồn phần mềm. Các phương pháp phân tích tĩnh truyền
thống bao gồm việc khảo sát đặc tả và mã nguồn cùng các tài liệu thiết
kế. Các kỹ thuật khảo sát này sẽ được giới thiệu trong chương 4. Người
ta cũng có thể dùng các kỹ thuật phân tích hình thức như kiểm chứng
mô hình (model checking) và chứng minh định lý (theorem proving)
để chứng minh tính đúng đắn của thiết kế và mã nguồn. Các kỹ thuật
này tương đối phức tạp và nằm ngoài khuôn khổ của cuốn giáo trình
này. Công việc này không động đến việc thực thi chương trình mà chỉ
duyệt, lý giải về tất cả các hành vi có thể của chương trình khi được
thực thi. Tối ưu hóa các chương trình dịch là các ví dụ về phân tích
tĩnh.
• Phân tích động: Phân tích động liên quan đến việc thực thi chương
trình để phát hiện những thất bại có thể có của chương trình, hoặc
quan sát các tính chất nào đó về hành vi và hiệu quả (performance).
Vì gần như không thể thực thi chương trình trên tất cả các dữ liệu đầu
vào có thể, ta chỉ có thể chọn một tập con các dữ liệu đầu vào để thực
thi, gọi là các “ca kiểm thử”. Chọn như thế nào để được các bộ dữ liệu
đầu vào hiệu quả (tức là các bộ dữ liệu có xác suất phát hiện thất bại
(nếu có) cao hơn là công việc cần suy nghĩ và là nội dung chính của
các giáo trình này.
Bằng việc phân tích tĩnh và động, người kiểm thử muốn phát hiện nhiều
lỗi nhất có thể được để chúng có thể được sửa ở giai đoạn sớm nhất trong
quá trình phát triển phần mềm. Phân tích tĩnh và động là hai kỹ thuật bổ
sung cho nhau và cần được làm lặp đi lặp lại nhiều trong quá trình kiểm thử.
Ca kiểm thử: Mỗi ca kiểm thử có một tên và được liên kết với một hành
vi của chương trình. Ca kiểm thử gồm một tập các dữ liệu đầu vào và một
xâu các giá trị đầu ra mong đợi đối với phần mềm.
Hình 1.1 mô tả vòng đời của việc kiểm thử ứng với mô hình thác nước.
Lưu ý rằng trong giai đoạn phát triển phần mềm, lỗi có thể được đưa vào
tại các gia đoạn đặc tả yêu cầu, thiết kế và lập trình. Các lỗi này có thể tạo
ra những sai lan truyền sang các phần còn lại của quá trình phát triển. Một
nhà kiểm thử lỗi lạc đã tóm tắt vòng đời này như sau: Ba giai đoạn đầu là
“đưa lỗi vào”, giai đoạn kiểm thử là để tìm lỗi, và ba giai đoạn cuối là “khữ
lỗi đi” [Pos90]. Bước sửa sai là cơ hội mới cho việc đưa vào lỗi (và các saimới). Vì vậy, việc sửa sai này có thể làm cho phần mềm từ đúng trở thành
sai. Trong trường hợp này, việc sửa sai là không đầy đủ. Kiểm thử hồi quy
(sẽ được giới thiệu trong chương 11) là giải pháp tốt để giải quyết vấn đề
này.
Các thuật ngữ trên đây cho thấy các ca kiểm thử chiếm vị trí trung tâm
trong việc kiểm thử dựa trên phân tích động. Quá trình kiểm thử dựa trên
phân tích động được chia thành các buớc sau: lập kế hoạch kiểm thử, phát
triển ca kiểm thử, chạy các ca kiểm thử và đánh giá kết quả kiểm thử. Tiêu
điểm của cuốn giáo trình này là việc xác định tập hữu ích các ca kiểm thử,
tức là các ca kiểm thứ giúp ta cải tiến tốt hơn chất lượng của sản phẩm.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét