Hệ thống T3H Hà Nội

Điểm đến của học viên Công nghệ thông tin.

21/4/15

Các mức kiểm thử phần mềm Phần 2

5. Acceptance testing - Kiểm thử chấp nhận  Kiểm thử chấp nhận có thể có là một trong hai điều sau đây: 1. Một smoke test được sử dụng như là một acceptance test trước khi giới thiệu bản build mới để thực hiện việc kiểm thử chính, có nghĩa là trước khi thực hiện kiểm thử tích hợp hoặc hồi qui. 2. Acceptance testing được thực thi bởi khách hàng, thường được thực hiện trong môi trường thí nghiệm trên phần cứng của họ, được biết như là kiểm thử chấp nhận người dùng (viết tắt là UAT). Acceptance testing có thể được thực hiện như là một phần...

Các mức kiểm thử phần mềm Phần 1

1. Unit testing - Kiểm thử thành phần/đơn vị Unit testing đề cập đến các kiểm thử để chứng thực (xác minh - verify) chức năng của một phần riêng biệt của code, thường ở mức hàm (function level). Trong một môi trường hướng đối tượng (object-oriented environment), kiểm thử đơn vị thường được sử dụng ở mức lớp (class) và kiểm thử các đơn vị nhỏ nhất bao gồm các hàm constructor và destructor. Loại kiểm thử này thường được viết bởi các DEV như công...

16/4/15

T3H Hà Nội chia sẻ kiến thức Testing - Ca kiểm thử

Cốt lõi của kiểm thử phần mềm dựa trên phân tích động là việc xác định tập các ca kiểm thử sao cho chúng có khả năng phát hiện nhiều nhất các lỗi (có thể có) của hệ thống cần kiểm thử. Vậy cái gì cần đưa vào các ca kiểm thử? Rõ ràng thông tin đầu tiên là đầu vào. Đầu vào có hai kiểu: tiền điều kiện (pre-condition) - tức là điều kiện cần thỏa mãn trước khi tiến hành ca kiểm thử - và dữ liệu đầu vào thực sự được xác định bởi phương pháp kiểm thử. Thông tin tiếp theo cần đưa vào là đầu ra mong đợi. Cũng có hai loại đầu ra: hậu điều kiện (post-condition)...

15/4/15

FPT Software tuyển dụng

CT FPT Software tuyển dụng: Vị trí tuyển: Nhà phát triển Số lượng tuyển: 5 5 Nơi làm việc Hà Nội Mã công việc: Người thử Ngày hết hạn: Hà Nội  Mô tả công việc: - Quản lý đội ngũ test of the dự án phần mềm. - Thực hiện kiểm tra sản phầm the làm lập trình viên triển khai ERP on the nền tảng JD Edwards cho khách hàng Nhật Bản. - Đảm bảo chất lượng sản phẩm bàn giao cho khách hàng. Quyền lợi : - Cơ hội làm việc thăng tiến and in one môi trường chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, đa văn hoá - Mức lương cạnh...

Các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản về kiểm thử Phần 2

Kiểm thử: Rõ ràng việc kiểm thử liên quan đến các khái niệm trên: lỗi, sai, thất bại và sự cố. Có hai mục đích chính của một phép thử: tìm thất bại hoặc chứng tỏ việc tiến hành của phần mềm là đúng đắn. Vai trò của kiểm thử phần mềm: Kiểm thử phần mềm đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và thu được chất lượng cao của sản phẩm phần mềm trong quá trình phát triển. Thông qua chu trình “ kiểm thử - tìm lỗi - sửa lỗi”, ta hy vọng chất lượng của...

Các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản về kiểm thử

Kỹ nghệ kiểm thử đã phát triển và tiến hoá hàng mấy chục năm nên các thuật ngữ trong các tài liệu khác nhau thường không thống nhất và thiếu tương thích. Các thuật ngữ được trình bày trong cuốn sách này dựa vào các thuật ngữ chuẩn được phát triển bởi IEEE (Viện Kỹ nghệ điện và điện tử) với việc chọn lọc cẩn thận các thuật ngữ tiếng Việt tương ứng. Lỗi (Error): Lỗi là những vấn đề mà con người mắc phải trong quá trình phát triển các sản phẩm phần mềm. Trong thực tế, con người luôn có thể phạm lỗi. Khi lập trình viên phạm lỗi trong lập trình,...

10/4/15

Quy trình test phần mềm trong quá trình sản xuất phần mềm.

Sau khi nhận được tài liệu yêu cầu (spec) từ khách hàng hoặc bộ phận thiết kế chi tiết. QC sẽ tìm hiểu spec và viết test plan, sau đó gửi test plan cho khách hàng và project manager xem lại, sau khi duyệt test plan này. QC sẽ tiến hành viết test case dựa vào spec đó. (song song đó DEV sẽ dựa vào spec để code) Nếu công ty có bộ phận test whitebox thì dựa vào spec viết test case test whitebox và viết test script để test whitebox. (thường...

8/4/15

Kiểm tra phần mềm là gì?

Thực ra KTPM là công việc mà bất cứ người nào từng tham gia phát triển phần mềm (PTPM) đều biết và từng làm. Theo nghĩa thông thường nhất, KTPM bao gồm việc “chạy thử” PM hay một chức năng của PM, xem nó “chạy” đúng như mong muốn hay không. Việc kiểm tra này có thể thực hiện từng chặng, sau mỗi chức năng hoặc module được phát triển, hoặc thực hiện sau cùng, khi PM đã được phát triển hoàn tất. KTPM đứng ở vị trí hết sức nhạy cảm, nó là bước đệm...