Hệ thống T3H Hà Nội

Điểm đến của học viên Công nghệ thông tin.

Học Thiết kế đồ họa

Ai cũng có thể học được.

Lập trình PHP

Ưu đãi sinh viên với mức học phí thấp nhất.

Học lập trình di động Android

Ngành hot nhất lập trình hiện nay.

Cơ hội nhận học bổng cho các học viên xuất sắc tại T3H

Sau khi hoàn thành xong khóa học Học viên sẽ được cấp chứng chỉ của ĐHKHTN ĐH Quốc Gia TP HCM.

28/3/15

Thư viện ảnh T3H




27/3/15

Chia sẻ kiến thức kiểm thử phần mềm

Phần mềm không thể thiếu trong thời đại số và kiểm thử phần mềm đang trở thành một nghề tiềm năng bởi các bên liên quan chất lượng sản phẩm hay dịch vụ phần mềm đều cần các chuyên gia kiểm thử thông tin phần mềm đó.


Paul Holland chuyên gia người Mỹ về kiểm thử phần mềm trong buổi nói chuyện tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - Ảnh: Tuệ An

Công việc này cung cấp cho các doanh nghiệp, đối tác quan điểm, cách nhìn độc lập về phần mềm để từ đó đánh giá được những rủi ro trong quá trình triển khai.

Thị trường nhân sự ngành công nghệ thông tin luôn có nhu cầu tìm kiếm cao về các chuyên gia kiểm thử phần mềm hiệu quả, nhưng hiện rất ít nhân lực đáp ứng được.

Trong buổi nói chuyện với giảng viên, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vào giữa tháng 7, Paul Holland chuyên gia người Mỹ, một nhân vật được coi là thần tượng trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, cho biết  hiện các công ty tại Mỹ đã bắt đầu xem xét thiết lập “lò đào tạo” các kỹ thuật viên về kiểm thử phần mềm chuyên nghiệp.

Việc kiểm thử có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong quá trình phát triển phần mềm. Bởi thế các kỹ sư kiểm thử phần mềm làm việc ở hầu hết các khâu của sản phẩm để tạo nên sự hoàn chỉnh với cấp độ chi tiết sâu hơn. Nghề này đòi hỏi cao về tư duy đánh giá và sáng tạo, phân tích tốt để phát hiện được những điểm mà người chưa nhìn thấy trên một sản phẩm hay chương trình phần mềm.

Ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc điều hành Công ty KMS Technology Vietnam, đại diện CLB Kiểm thử phần mềm TP.HCM cũng cho rằng chuyên viên kiểm thử phần mềm là người phải có đủ kiến thức, sự tinh tế, chi tiết và tính hiếu kỳ để tìm ra được sai sót trong quá trình tạo nên sản phẩm. Ngoài việc tiến hành theo các phương pháp thủ công, việc sử dụng các công cụ và phương pháp kiểm thử tự động là bắt buộc đối với chuyên viên kiểm thử phần mềm.

Trích báo Thanh Niên.


 Đăng ký

Quy trình kiểm thử phần mềm


Sơ đồ vòng đời của một dự án công nghệ thông tin

     + Analyze requirement: Sau khi nhận được tài liệu yêu cầu từ khách hàng(spec).
Người kiểm thử sẽ tìm hiểu spec này. Nếu có bất kỳ vấn đề hay vướng mắc gì thì note vào file gửi cho khách hàng giải đáp.
     + Plan for test: Sau khi đã hiểu yêu cầu từ phía khách hàng, người kiểm thử lập kế hoạch test - ghi rõ thời gian cụ thể (ngày bắt đầu, ngày kết thúc).
     + Design for test
     + Create Test Case: Giai đoạn này người kiểm thử sẽ tạo các test case dựa vào yêu cầu của khách hàng.
     + Create Data Test: Sau khi hoàn thành các test case cho chức năng cần kiểm thử, người kiểm thử thực hiện tạo dữ liệu tương ứng để phục vụ cho quá trình test.
     + Execute test case: Giai đoạn này người kiểm thử sẽ thực hiện chạy phần mềm, thực hiện các test case đã tạo.
     + Report: Sau khi hoàn tất quá trình kiểm thử, người kiểm thử phần mềm sẽ tạo ra các báo cáo. Thường là bug list (danh sách lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện các test case). Bug list này sẽ được gửi cho đội phát triển để họ fix.
     + Recheck and close: Sau khi đội phát triển fix bug, người kiểm thử sẽ tiến hành kiểm tra lại và close bug nếu bug đó không còn xảy ra nữa.

Đăng ký học Free tại T3H Hà Nội

Đăng Ký Học Miễn Phí


    Họ tên 

    Số điện thoại 

    Địa chỉ facebook

    Email 

    Nơi học tập/ Công tác - Chuyên ngành/ Chuyên môn 

    Khóa học tham gia 


    Thời gian học đăng ký 


    Em có định hướng theo lĩnh vực đã chọn không? 


    Em biết thông tin này qua đâu? 

    •  

Giới thiệu T3H ĐHKHTN ĐH QGHCM cơ sở Hà Nội

Hệ thống T3H được thành lập từ năm 1986, trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia TPHCM là đơn vị đào tạo về Công nghệ thông tin hàng đầu tại Việt Nam. Chuyên đào tạo Lập trình, mạng máy tính, web, đồ họa đa truyền thông. Được cấp chứng chỉ ISO, đào tạo 30.000 lượt học viên mỗi năm. Có hai chương trình đào tạo gồm đào tạo dài hạn và ngắn hạn:
Thành tích của Hệ thống đào tạo CNTT T3H
Trải qua 28 năm hình thành và phát triển trong lĩnh vực đào tạo về Công nghệ thông tin, Hệ thống T3H đã trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực này trên cả nước với nhiều giải thưởng danh giá. Hơn 10 năm liền đạt các giải thưởng: “Huy chương vàng đào tạo CNTT ”, “Đơn vị đào tạo Công nghệ thông tin hàng đầu”, “Cúp bạc về đào tạo” do Hội CNTT HCM và Việt Nam trao tặng.
TTTH luôn chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác của mình trong mọi hoạt động đào tạo. Hiện nay TTTH đang hợp tác với khoảng 15 đối tác tại Tp.HCM và hơn 20 đối tác ở các Tỉnh: Long An, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Bình Thuận, ĐakLak, Hà Nội, …
Hệ thống T3H cơ sở Hà Nội tọa lạc tại nhà A, Trường Cán bộ quản lý Văn hoá, thể thao và du lịch, đường Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Từ Liêm. Từ khi thành lập tới nay hệ thống đã không ngừng phát triển và đổi mới, đa dạng hóa các khóa học cũng như chương trình đào tạo nhằm tối ưu hóa các dịch vụ dành cho học viên, giúp học viên không những vững vàng về kiến thức mà còn trau dồi các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống trong công việc.

25/3/15

Kiểm thử phần mềm là gì?

Software testing là một cuộc kiểm tra nhằm cung cấp cho các bên liên quan (khách hàng hay nhóm phát triển phần mềm,...) thông tin về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ đang kiểm thử (under test). Software testing cũng cung cấp mục tiêu, cái nhìn độc lập về phần mềm, điều này cho phép việc đánh giá và hiểu rõ các rủi ro khi thực thi phần mềm. Các kỹ thuật kiểm thử bao gồm, nhưng không giới hạn, trong qui trình thực thi chương trình hoặc ứng dụng với mục đích tìm kiếm bug (lỗi, khiếm khuyết/nhược điểm).

Software testing cũng có thể xem như là quá trình thẩm định và thẩm tra (validating and verifying) phần mềm/chương trình/ứng dụng/sản phẩm để:

1. đáp ứng được các yêu cầu công việc và kỹ thuật đã được qui định trong thiết kế và trong lúc phát triển;
2. làm việc như mong đợi;
3. và có thể thực thi với các đặc tính giống nhau.

Software testing, phụ thuộc vào phương pháp kiểm thử được dùng, có thể được thực thi bất kỳ lúc nào trong qui trình phát triển phần mềm. Tuy nhiên, phần lớn việc kiểm thử bắt đầu sau khi có thiết kế chi tiết và sau khi code xong. Như vậy, phương pháp kiểm thử bị ảnh hưởng/chi phối bởi phương pháp phát triển phần mềm (qui trình phát triển phần mềm) đang sử dụng.

Các mô hình phát triển phần mềm khác nhau thì sẽ tập trung vào việc kiểm thử các điểm khác nhau trong qui trình phát triển. Các mô hình phát triển mới hơn như Agile, thường dùng test driven development và thay thế bằng phần phát triển của kiểm thử trong tay DEV, trước khi nó trở thành một nhóm test chính thức. Trong các mô hình cổ điển hơn, phần lớn việc thực thi test được tiến hành sau khi có thiết kế chi tiết (spec) và quá trình code đã hoàn thành.

Tester cơ bản

Vấn đề tự học tester, theo mình thì tốt cho mọi người, kể cả người có điều kiện tham gia các lớp học kiểm thử phần mềm. Như đã nói ở các bài viết trước khi tham gia bất kỳ khóa học Tester nào thì mọi người cũng nên tự tìm hiểu trước về kiểm thử phần mềm để tự mình trang bị một số kiến thức cơ bản, điều này sẽ giúp ích chúng ta trong lúc tham gia học, vì nếu không hiểu gì về kiểm thử phần mềm và một số khái niệm cơ bản, thì rất khó tiếp thu kiến thức do giáo viên truyền đạt. Nếu giáo viên kỹ, họ sẽ tìm cách, tìm ví dụ để giải thích cho các bạn hiểu mọi thứ, nhưng ít khi nào gặp được giáo viên như vậy, vì đa số họ sợ không kịp giờ (cháy giáo án), và thực tế nếu người có tâm huyết thì họ mới tốn nhiều công sức để giải thích cho mọi người trong lớp hiểu, còn nếu đi làm vì lương thì họ sẽ không cần 100% học viên hiểu mà chỉ cần ~60% hiểu là được rồi :D (cá nhân mình nghĩ vậy chứ không có đề tài nghiên cứu khoa học nào cho phần này, mình nghĩ nhiều người sẽ đồng ý với mình - kết quả này cũng dựa vào kiến thức của một số bạn đã từng tham gia một khóa tester basic mà mình biết, vì mình đã giúp các bạn đó update cv, ôn lại kiến thức và cách trả lời phỏng vấn xin việc,...).



Nếu so sánh một người tự học tester với một người đi học một khóa học tester ở trung tâm nào đó, thì chắc chắn bạn đi học 1 khóa tester vẫn nắm được một số kiến thức nhất định nhiều hơn bạn tự học tester. Nhưng nếu bạn nào đã tự học rồi sau đó theo học một khóa tester tương đương thì chắc chắn sẽ thu được nhiều kiến thức hơn nữa.

Sau đây là một số gợi ý để các bạn có thể tự học tester:
1. Kiểm thử phần mềm là gì?
2. Qui trình kiểm thử phần mềm trong Vòng đời phát triển phần mềm
3. Các hoạt động kiểm thử phần mềm trong qui trình kiểm thử phần mềm
4. Loại test và mức test
5. Test plan và cách viết test plan
6. Test cases và cách viết test cases
7. Nội dung của bug report (cách post bug)
8. Automation Test và cách áp dụng test tool vào một tổ chức (công ty)


Nay testingvn đã mở các khoá học nhằm giúp các bạn tìm hiểu về testing trong thời gian ngắn nhất ở cả cấp độ cơ bản - Fresher - và nâng cao - ISTQB.

Học Tester

Khóa học nhằm cung cấp cho học viên các “Vitamins” hữu ích cho công việc như: Vitamin C: Basic testing concepts with ISTQB material; Vitamin T: Testing Tools & Automation framework in basic và Vitamin S: Softskills.
Đối tượng của khóa học này là các tester có từ 3 tháng đến dưới 1,5 năm kinh nghiệm.
Đây là khóa học do Hệ thống T3H biên soạn giành riêng cho các tester.
Một giảng viên khóa học cho biết: “Các bạn tester mới vào nghề thường có xu hướng thực hiện công việc ở mức cảm tính. Các bạn thực sự chưa nắm rõ được quy trình và các kỹ thuật cơ bản trong công việc, do đó dễ có nhiều sơ suất”.
Khóa học này do các giảng viên là các Test Leader dày dặn kinh nghiệm trong quản lý cũng như trong kỹ năng giảng dạy và thuyết trình thực hiện.
Giáo trình được biên soạn theo hướng đưa ra lý thuyết kết hợp với việc đưa nhiều bài học thực tế gắn liền với thực tiễn công việc test để học viên nắm được toàn cảnh công việc của mình.
Tại khóa học, học viên còn được hướng dẫn cặn kẽ về việc sử dụng Tools (Automation Framework) để thực hiện công việc test giúp giảm thiểu thời gian và tăng hiệu quả công việc.
Bên cạnh đó, các buổi học về kỹ năng mềm, chú trọng về kỹ năng giao tiếp và phỏng vấn (Communication & Interview Skills) sẽ giúp các bạn tester tự tin hơn trong việc trao đổi trực tiếp với nhóm của mình và khách hàng, giúp giải quyết công việc trôi chảy và hiệu quả hơn.